“Bắt mạch” thị trường BĐS TP.HCM cuối 2020 và đầu 2021
11-11-2020

Sức tiêu thụ khởi sắc đáng kể, lệch pha về giá và nguồn cung giữa các khu vực được dự đoán sẽ là tiền đề cho các xu hướng dẫn dắt thị trường và khách hàng từ cuối năm 2020 trở đi.

Thị trường có dấu hiệu khởi sắc trong quý 3/2019

Hội môi giới Bất động sản Việt Nam (VARs) vừa công bố báo cáo thị trường bất động sản (BĐS) quý 3/2020 trên cả nước với những số liệu có dấu hiệu khởi sắc. Thị trường BĐS đã có sự phục hồi đáng kể, tỷ lệ hấp thụ từ các sản phẩm mới ghi nhận tăng so với các quý trước.

Cụ thể, tổng lượng sản phẩm nhà ở được bán trên toàn thị trường trong quý 3 đạt 73.933 sản phẩm. Trong đó, chiếm chủ yếu là căn hộ chung cư với 46.773 căn và 27.160 sản phẩm thấp tầng.

Tỷ lệ hấp thụ đạt 26.299 sản phẩm (35,5%), tăng khá mạnh so với con số 7.641 sản phẩm của quý 1/2020 và 12.640 sản phẩm của quý 2/2020. Các sản phẩm được chào bán chủ yếu là hàng tồn từ các quý trước (chiếm khoảng 70%). Tuy nhiên, nguồn cung mới trong quý này đã tăng 21% so với quý 1 và tăng 23% so với quý 2/2020.

Tỷ lệ hấp thụ các sản phẩm mới trong quý đạt 43,4%, tăng gần 4 lần so với quý 1 và 1,4 lần so với quý 2/2020.

Tương tự, trong báo cáo thị trường BĐS nhà ở TP.HCM mới nhất của DKRA Vietnam cho thấy, căn hộ hạng A trở thành phân khúc chủ đạo của thị trường khi chiếm đến 87.2% cơ cấu nguồn cung mới trong quý 3. Khu Đông tiếp tục là khu vực dẫn đầu nguồn cung và lượng tiêu thụ toàn thị trường. Giá bán sơ cấp tại một số khu vực ghi nhận mức tăng khá cao, trung bình từ 10 – 15% so với thời điểm đầu năm 2020.

Bên cạnh đó, BĐS các khu vực còn lại của TP.HCM ghi nhận nguồn cung tăng nhẹ. Đơn cử, khu Tây với nguồn cung mới 377 căn hộ, chỉ chiếm 5,9% tổng nguồn cung toàn thành. Mặt khác, tỷ lệ tiêu thụ của khu Tây lại rơi vào mức cao bậc nhất trong các khu vực với hơn 80%. Các chuyên gia cho rằng mức này trên thực tế còn có thể lên đến 85 – 90%.

Những xu hướng lên ngôi cuối năm

Thị trường địa ốc TP.HCM đã có tín hiệu khởi sắc trở lại, nhưng đi kèm với đó là mức tăng giá khá cao. Trước bối cảnh này, nhà đầu tư đang có xu hướng đa dạng hóa các kênh đầu tư, tìm kiếm đến các khu vực giá có mức giá phải chăng. Trong khi giá bán mới của căn hộ khu trung tâm 94 – 150 triệu đồng/m², khu Đông ở ngưỡng 48 – 130 triệu đồng/m², khu Nam là 50 – 130 triệu đồng/m², thì các dự án tại khu Tây và Tây Nam hiện đang có giá bán dao động từ 37 – 60 triệu đồng/m2 tùy phân khúc.

Mặt khác, sự thay đổi ngoạn mục của hạ tầng cùng nhiều tiện ích phong phú đã đưa bất động sản khu Tây, đặc biệt là khu vực Tây Nam trở thành điểm sáng của thị trường địa ốc và thu hút lượng lớn cả người mua nhà lẫn khách hàng đầu tư.

Cụ thể, những năm gần đây, khu Tây Nam TP. HCM đang có sự thay đổi nhanh đến chóng mặt. Bên cạnh các tuyến giao thông trọng điểm, có tính kết nối liên vùng như: đại lộ Đông Tây, cao tốc TP. HCM – Trung Lương, đại lộ Nguyễn Văn Linh hoàn chỉnh, giúp mở rộng kết nối khu vực này với các khu vực khác không chỉ tại TP.HCM mà còn đến các vùng kinh tế trọng điểm.

Sau khi hoàn thành, cầu Bình Tiên sẽ là điểm nhấn hạ tầng, tăng cường giao thông từ quận 8 đến các quận trung tâm khác

Vừa qua, UBND TP.HCM cũng có quyết định tái khởi động lại dự án cầu đường Bình Tiên với tổng mức đầu tư 3.507 tỷ, chiều dài 3.2 km, gồm 4 làn xe. Khi hoàn thiện, Cầu Bình Tiên sẽ bắt qua Kênh Tàu Hủ – Kênh Đôi, kết nối thuận tiện Q6 và Q8. Đồng thời giúp giảm áp lực cho đường Võ Văn Kiệt, tạo đà kết nối nhanh đến khu vực trung tâm Q.1, Q.4, Q5.

Lợi thế thấy rõ của khu vực này chính là sự hiện diện của các tuyến Metro trong tương lai gần. Điển hình như: tuyến Metro số 3A (Bến Thành – Tân Kiên), tuyến Metro số 5 (ngã tư Bảy Hiền – cầu Sài Gòn). Đặc biệt, khi tuyến Metro số 6 kết nối giữa tuyến số 2 Bến Thành – Tham Lương và tuyến số 3A hoàn thành sẽ giúp cự ly từ khu vực này đến các quận nội thành trung tâm được rút ngắn đáng kể.

Điểm đặc biệt của khu vực Tây Nam còn là việc dễ dàng tiệm cận đến khu đô thị Phú Mỹ Hưng, Q.7, Khu Nam Sài Gòn với những tiện ích hiện đại như TTTM SC Vivo City, Crescent Mall, Bệnh viện Quốc tế FV…

Với hạ tầng hoàn chỉnh, có thể thấy các tiện ích thương mại, giải trí, sức khỏe hình thành ngày càng đầy đủ và phong phú tạo nên bộ mặt mới của khu vực. Theo các chuyên gia nhận định, với hạ tầng hiện hữu, tỉ lệ dân số đông và yếu tố cửa ngõ, khu Tây Nam TP. HCM đang tạo nên khác biệt trên thị trường bất động sản.

Đơn cử tại khu vực quận 8, trong những năm trở lại đây đã xuất hiện nhiều tên tuổi doanh nghiệp bất động sản mới. Với tư duy phát triển bất động sản bền vững gắn vào giá trị thực, một số doanh nghiệp đã kiến tạo những tiểu đô thị, khu nhà ở compound… giúp tạo lập những cộng đồng văn minh tại đây.

Nổi bật trong số đó có thể kể đến dự án D-Aqua của nhà phát triển DHA Corp. Tuy chỉ mới rục rịch thông tin ra mắt, nhưng dự án sở hữu 125m bờ sông độc nhất tại lõi trung tâm Quận 8 này thu hút sự quan tâm của đông đảo khách hàng. Với quy mô 8,025m2, dự án dự sẽ triển khai 2 tòa tháp đôi cao 25 tầng, dự kiến sẽ mang đến nguồn cung 600 căn hộ mới cho thị trường.

Khu vực quanh Quận 8 được biết tới với hệ thống kênh rạch chằng chịt, tuy nhiên, nhờ chính sách phát triển hạ tầng và chỉnh trang diện mạo đô thị, khu vực này đang dần được sự quan tâm của giới đầu tư địa ốc.

Mặt khác, theo nhận định của Hội môi giới, bước sang quý 4/2020 nếu Việt Nam kiểm soát hoàn toàn được dịch bệnh Covid-19, làn sóng đầu tư, mua sắm dịp cuối năm có thể sẽ tác động tích cực đến thị trường BĐS. Những dự án vị trí tốt và có giá hợp lý ra hàng vào thời điểm này chắc chắn sẽ có tỷ lệ tiêu thụ cao.

Nguồn: https://danviet.vn/bat-mach-thi-truong-bds-tphcm-cuoi-2020-va-dau-2021-50202011117591842.htm

Theo Phạm Hoàng (Dân Việt)